Du học Nhật Bản

TOP 10 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng, thu hút và thú vị nhất

Nhật Bản luôn thu hút khách du lịch trên toàn thế giới không bỏi chỉ vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những nét đẹp trong văn hóa của người Nhật. Nơi đây nổi tiếng với những nét văn hóa đặc sắc, riêng biệt từ ngàn đời, được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày nay. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ dến bạn những nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng và thú vị nhất không nên bỏ qua.

1. Xem Sumo

Võ sĩ Sumo là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Trong đó, đấu vật Sumo được xem là một môn thể thao quốc gia của xứ sở hoa anh đào. Từ thế kỷ thứ 8, Sumo bắt đầu như một nghi lễ cầu mong cho mùa màng bội thu, sau đó phát triển thành một trò chơi phổ biến, trong đó hai người sẽ thi đấu trong một vòng tròn. Người chiến thắng là người có thể đẩy đối thủ ra khỏi vòng đấu bằng sức mạnh và sự khéo léo.

Sumo là một truyền thống lâu đời của Nhật Bản, gắn liền với nhiều phong tục và trang phục cổ xưa. Nhiều nghi lễ và truyền thống cổ đại đã được bảo tồn trong hình thức đấu Sumo như dùng muối để thanh tẩy từ Thần đạo. Mặc dù các trận đấu Sumo vẫn được tổ chức, nhưng môn thể thao này đang dần bị mai một trong thời đại hiện đại. Tuy nhiên, Sumo vẫn là một nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của Nhật Bản.

2. Geisha

Trong những nét văn hóa phong phú của Nhật Bản, không thể không nhắc đến một biểu tượng nổi tiếng khác – Geisha. Geisha là nghệ sĩ xuất hiện ở các thành phố lớn vào khoảng thế kỷ 17. Ban đầu, những nghệ sĩ này đều là nam giới, khác với hình ảnh Geisha truyền thống ngày nay.

Sau một thời gian, phụ nữ đã bắt đầu tham gia vào nghề Geisha. Người phụ nữ đầu tiên tự xưng mình là Geisha là vào năm 1750 tại Fukugawa. Bà đã thể hiện tài năng ca hát và biểu diễn, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nét văn hóa Geisha tại Nhật Bản. Cho đến ngày nay, văn hóa Geisha vẫn được yêu thích và gìn giữ, trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của xứ sở mặt trời mọc.

3. Văn hóa trà đạo

Nhắc đến văn hóa Nhật Bản thì không thể bỏ qua văn hóa trà đạo. Trà đạo hay “đạo của trà”, đã được hình thành và phát triển từ thời kỳ Heian (794 – 1185). Trong đó, “trà” không chỉ đơn thuần là một món thức uống, mà còn mang ý nghĩa là sự thưởng trà, còn “đạo” ám chỉ quá trình đàm đạo và trao đổi.

Theo thời gian, trà đạo đã trở thành một phần không thể tách rời của nền văn hóa Nhật Bản. Đây không chỉ là một hình thức thưởng trà, mà còn là nghệ thuật, một phương tiện tạo ra sự tĩnh lặng trong tâm hồn và cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống. Để có thể pha chế một tách trà ngon, người tham gia còn phải có hiểu biết sâu rộng về các loại trà, dụng cụ pha chế, cũng như các nghi lễ liên quan. Sự tỉ mỉ, chăm chút và kiên nhẫn là những yếu tố vô cùng cần thiết.

Với những giá trị văn hóa sâu sắc của mình, trà đạo đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Nhật Bản, được coi là một biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa xứ sở hoa anh đào.

4. Kimono – Trang phục truyền thống

Trong văn hóa Nhật Bản, Kimono là một trang phục truyền thống đặc trưng và là biểu tượng mang đậm bản sắc của xứ sở hoa anh đào. Kimono được may bằng các loại vải mỏng và nhẹ, thường là lụa hoặc cotton, với thiết kế dài tới mắt cá chân và được cài bằng dây đeo. Trải qua nhiều năm lịch sử, Kimono đã được sản xuất và phát triển với nhiều chất liệu khác nhau, từ lụa tự nhiên đến lụa nhân tạo, được mặc vào các dịp đặc biệt như lễ cưới, lễ hội hay khi đến thăm người thân và bạn bè.

Thực tế, Kimono có rất nhiều loại khác nhau, được sử dụng và mặc theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với các sự kiện chính thức hoặc đời thường cho phụ nữ đã kết hôn và chưa kết hôn. Mặc dù có thể khá khó khi lần đầu tiếp mặc, nhưng có một điểm cần nhớ là Kimono luôn được gấp qua bên trái trước và bên phải sau, dù cho người mặc là phụ nữ hay nam giới.

5. Rượu Sake

Với những người đam mê ẩm thực Nhật Bản, không thể không biết đến rượu Sake. Đây là một loại rượu thường được sử dụng như một món ăn kèm hoàn hảo với sushi. Rượu Sake thực chất là một loại rượu được chưng cất từ gạo và nước, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hóa Nhật Bản.

Việc thưởng thức rượu Sake cũng tuân theo những quy tắc riêng. Người Nhật thường không tự rót rượu cho mình mà sẽ luân phiên rót cho nhau. Khi rót rượu cho người khác, họ thường giữ chân ly ở phía dưới và đổ rượu từ phía trên, nhằm thể hiện sự tôn trọng. Điều này giúp thể hiện nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, sự trang trọng và coi trọng sự tương tác xã hội của người Nhật. Có thể coi rượu Sake là một phần không thể tách rời của ẩm thực và nền văn hóa Nhật Bản.

6. Chào hỏi ở Nhật Bản

Một trong những nét văn hóa đặc trưng và dễ nhận thấy nhất của Nhật Bản chính là việc cúi đầu chào hỏi. Điều này khác biệt rõ rệt so với các quốc gia phương Tây, nơi mọi người thường bắt tay hay ôm hôn khi gặp gỡ. Thay vào đó, người Nhật thể hiện sự hiếu khách và lịch sự thông qua những cái cúi đầu. Đây là một nét văn hóa tiêu biểu của xứ sở hoa anh đào và cũng là điều bạn cần tìm hiểu trước khi đến Nhật Bản.

Cách cúi đầu chào hỏi ở Nhật Bản phụ thuộc vào đối tượng mà bạn gặp gỡ. Thông thường, có 3 kiểu cúi đầu chính: cúi 15 độ áp dụng cho giao tiếp hàng ngày với bạn bè, đồng nghiệp; cúi 30 độ để thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự, thường dùng cho lần gặp đầu; cúi 45 độ khi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với người đã chào đón bạn. Việc nắm vững các cách cúi đầu này sẽ giúp bạn giao tiếp và hòa nhập tốt hơn vào văn hóa Nhật Bản.

7. Văn hóa tiền boa

Khi du lịch đến một quốc gia khác, việc hiểu và tuân thủ các nét văn hóa địa phương như trao đổi tiền boa, là một điều vô cùng quan trọng. Tại Nhật Bản, vấn đề tiền boa có khác biệt so với nhiều nơi khác. Tại đây, tiền boa được coi là điều cấm kỵ. Mặc dù trong một số trường hợp nhất định, nhân viên có thể chấp nhận nhận tiền boa từ khách, nhưng họ thực sự không mong muốn điều đó. Trả tiền boa ở Nhật Bản, nếu không có lý do chính đáng hoặc thực hiện không đúng cách, có thể được coi là hành vi thô lỗ.

Phần lớn các dịch vụ ở Nhật Bản không đòi hỏi tiền boa, nhân viên thường được đào tạo để từ chối nhận khoản tiền đó. Nếu bạn muốn tặng tiền boa ở Nhật Bản, hãy bỏ nó vào một phong bì trang nhã và đóng dấu. Tiền boa nên được tặng như một món quà hơn là thanh toán trực tiếp cho dịch vụ.

8. Manga – Anime rất phổ biến

Nếu như Hollywood là vũ trụ của phim Marvel và Disneyland là thế giới thần tiên thu nhỏ, thì ở châu Á, và cụ thể là Nhật Bản, nổi tiếng với hai hình thức văn hóa độc đáo – Manga và Anime.

Manga là loại truyện tranh với những ý tưởng và cốt truyện vô cùng độc đáo. Trong những câu chuyện được thể hiện qua Manga, người đọc sẽ nhận ra những giá trị văn hóa và tinh thần đặc trưng của xứ sở Phù Tang.

Anime là một biến thể của Manga, khi các nhà làm phim Nhật Bản đã chuyển tải các tác phẩm Manga trên màn ảnh, tạo nên những nhân vật vô cùng sống động với các chuyển động và âm thanh khác nhau. Anime thường có nhiều tập hơn Manga, và có thể thay đổi theo sự điều chỉnh của tác giả. Mặc dù không chiếm ưu thế lớn trên thế giới, Manga và Anime vẫn có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội đương đại của Nhật Bản. Khi ghé thăm xứ sở hoa anh đào, du khách chắc chắn sẽ bắt gặp sự phổ biến của những hình thức văn hóa này.

9. Tinh thần võ sĩ đạo

Hình tượng Samurai mang trong mình tinh thần võ sĩ đạo (còn gọi là Bushido), là một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản. Bushido là một tập hợp các giá trị và đạo lý, được hình thành và phát triển từ thời kỳ Chiến Quốc, trở thành nền tảng của đạo phái Samurai. Tinh thần này thể hiện qua các phẩm chất như sự tôn trọng, can đảm, trung thực, biết ơn và lòng trung thành.

Điểm đặc biệt là, những phẩm chất cao quý này không chỉ thuộc về tầng lớp Samurai, mà còn là những giá trị chung của người Nhật Bản trong mọi lĩnh vực họ tham gia. Đây chính là những đức tính cao đẹp, được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác trong nền văn hóa Nhật Bản.

Bushido không chỉ là một hệ thống đạo đức của giai cấp võ sĩ, mà còn thể hiện sâu sắc tinh thần và triết lý sống của người Nhật Bản. Vì thế, tinh thần võ đạo đã trở thành một phần không thể tách rời của di sản văn hóa quốc gia này.

10. Văn hóa ăn uống

Khi thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Hầu hết nhà hàng Nhật Bản sử dụng bàn thấp và đệm ngồi trên nền Tatami. Bạn cần cởi giày hay dép trước khi bước lên để tránh làm hư đệm.
  • Nhà hàng thường cung cấp khăn ướt để thực khách lau tay trước khi ăn. Sau khi gọi món, mọi người thường đợi đến khi tất cả món ăn được bày ra bàn mới bắt đầu ăn.
  • Người Nhật thường bắt đầu bữa ăn bằng cụm từ “itadakimasu”, có nghĩa là “xin phép được thưởng thức”. Nếu ăn trước những người khác, nên nói “osaki ni itadakimasu” – “xin phép ăn trước”. Và khi kết thúc, nói “gochisosama” để cảm ơn bữa ăn.
  • Những hành vi như dùng đũa như dĩa, mút đầu đũa hoặc sử dụng đũa thay cho tăm đều được xem là thói quen xấu.
  • Khi ăn mì, người Nhật thường phát ra âm thanh để thể hiện sự ngon miệng.
  • Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là bằng tay, còn Sashimi cần được ăn bằng đũa.

Một số phong tục trong cuộc sống của người Nhật Bản

Dưới đây là một số phong tục trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật Bản bạn nên biết:

Quy tắc xếp hàng ở mọi nơi

Một trong những nét văn hóa nổi bật của người Nhật Bản là sự tuân thủ kỷ luật nghiêm ngặt. Bất kể là ai, ở đâu, khi ở nơi công cộng đều phải xếp hàng trật tự, không chen lấn, xô đẩy. Khi cửa thang máy hoặc tàu điện ngầm mở ra, hành khách luôn nhường đường cho những người bên trong ra trước, rồi những người bên ngoài mới lần lượt bước vào. Đây là thể hiện rõ ràng của nguyên tắc “sống và làm việc theo trật tự” của người dân xứ sở hoa anh đào.

Văn hóa tôn trọng kỷ luật này không chỉ được thể hiện trong các dịch vụ công cộng, mà còn lan rộng ra các hoạt động hàng ngày của người Nhật. Đây chính là một trong những yếu tố giúp nền văn hóa Nhật Bản luôn có sự liên kết và hài hòa trong đời sống xã hội.

Không đi giày vào trong nhà

Giày dép đi ngoài đường được coi là mất vệ sinh, nên trong văn hóa Nhật Bản, việc đi giày vào nhà là không đúng. Đặc biệt, khi đến những địa điểm linh thiêng như đền chùa, bạn bắt buộc phải cởi giày dép trước khi bước vào.

Các khu vực khác nhau trong Nhật Bản cũng có những quy định riêng về việc sử dụng giày dép. Khi đến làm việc tại các công ty Nhật, bạn sẽ được nhắc đổi sang đi dép riêng trong nhà ngay khi bước vào cửa. Tương tự, khi đi vệ sinh, bạn cũng cần phải thay đổi dép để sử dụng riêng trong khu vực đó. Quan trọng là không quên thay dép trở lại khi rời khỏi các khu vực này. Ngoài ra, việc xếp giày dép gọn gàng, ngay ngắn cũng là một điều cần lưu ý.

Dùng đũa ăn đúng cách

Một trong những điều đáng chú ý là cách sử dụng đũa. Việc đặt đũa lên bát khi ăn bị coi là điều cấm kỵ, vì nó ám chỉ đến tang tóc và không may mắn. Thay vào đó, bạn nên gác đầu đũa trên đồ kê ở trên bàn ăn. Theo phong tục Nhật Bản, khi có người gắp thức ăn để cho bạn, bạn không được trực tiếp dùng đũa của mình để nhận lấy. Thay vào đó, bạn nên nâng bát mình lên và dùng đũa của riêng mình để ăn. Điều này thể hiện sự tôn trọng và hòa nhập với văn hóa Nhật Bản.

Hạn chế việc ăn uống khi đang đi trên đường

Ở Nhật Bản, việc vừa đi vừa ăn uống được xem là hành vi thiếu lịch sự và mất vệ sinh. Thay vào đó, người Nhật thường dành thời gian và không gian để thưởng thức bữa ăn một cách tập trung và trang trọng. Tại các quầy thức ăn nhanh dọc đường, bạn có thể ăn tại chỗ và phải vứt rác đúng nơi quy định. Sử dụng đồ ăn trên các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt cũng được coi là hành vi không phù hợp với văn hóa của người Nhật.

Không xăm hình

Hình xăm trên cơ thể thường được liên tưởng với tội phạm trong xã hội, tạo ấn tượng tiêu cực trong mắt người dân địa phương. Vì vậy, khi đến Nhật Bản, bạn nên tránh thể hiện hình xăm công khai.

Điều này cũng rất rõ ràng trong quy trình tuyển lao động sang làm việc tại Nhật Bản. Các công ty xuất khẩu lao động luôn đưa ra yêu cầu rất nghiêm ngặt về việc kiểm tra hình xăm, được thực hiện tại các bệnh viện uy tín được chỉ định. Điều này nhằm đảm bảo người lao động phù hợp với văn hóa và chuẩn mực của xã hội Nhật Bản. Vì vậy, nếu có hình xăm, bạn nên cân nhắc che đậy khi đến Nhật Bản, tránh gây ấn tượng xấu và vướng phải các vấn đề không đáng có trong quá trình hợp tác, làm việc tại đây.

Không gây ồn ào nơi công cộng

Trong môi trường công cộng như trên tàu điện ngầm , bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mọi người thường tập trung đọc sách hoặc giữ im lặng, thay vì tán gẫu hay nói chuyện điện thoại ồn ào như ở một số nơi khác. Điều này phản ánh rõ nét văn hóa tôn trọng không gian của những người xung quanh, không để những nhu cầu cá nhân ảnh hưởng đến người khác.

Nếu cần sử dụng điện thoại trên phương tiện giao thông công cộng, người Nhật luôn cố gắng nói rõ ràng và ngắn gọn, vừa đủ cho đối phương nghe. Nếu có thể, họ sẽ di chuyển đến nơi ít người nhất để thực hiện cuộc gọi. Đây là thể hiện rõ ràng của nguyên tắc tôn trọng bản thân và tôn trọng những người xung quanh trong văn hóa sống của người Nhật Bản.

Có thể thấy, Nhật Bản là đất nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú. Hy vọng với những tổng hợp về văn hóa Nhật Bản được chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu hơn về đất nước này.

Lê Hưng

Share
Published by
Lê Hưng

Recent Posts

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ du học Hàn Quốc đầy đủ nhất

So với các quốc gia khác, hồ sơ du học Hàn Quốc có những yêu…

3 tháng ago

Visa du học Hàn Quốc: Các loại Visa & Cách xin Visa chi tiết

Du học Hàn Quốc đang trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ Việt Nam…

3 tháng ago

9 Lý do du học Hàn Quốc thu hút nhiều bạn trẻ

Hàn Quốc nổi tiếng với văn hóa độc đáo, công nghệ tiên tiến và hệ…

3 tháng ago

6 Lý do trượt visa du học Hàn Quốc thường gặp và cách xin visa 

Để có thể học tập và sinh sống tại Hàn Quốc trong thời gian dài,…

3 tháng ago

Phỏng vấn du học Hàn Quốc: Tất cả những điều bạn cần biết

Hàn Quốc được xem là một trong những đất nước có nền giáo dục phát…

3 tháng ago

Hướng dẫn chứng minh tài chính du học Hàn Quốc đầy đủ A – Z

Chứng minh tài chính là một trong những thủ tục hành chính khá phức tạp…

3 tháng ago