40 Điều cần biết để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thành công

Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu lao động Việt Nam. Tuy nhiên, khi lựa chọn xuất khẩu tại đây cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin và lựa chọn trung tâm uy tín để tránh “tiền mất tật mang”. Thực tế không ít trường hợp vì “nhẹ dạ cả tin” nên rơi vào bẫy của các trung tâm “ma”.

Do đó, nếu đang có ý định tìm kiếm cơ hội lập nghiệp tại xứ sở hoa anh đào thì đừng bỏ qua 40 vấn đề cần phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung

Về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

Xuất khẩu lao động Nhật bản

Đối với chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, bạn cần nắm vững các vấn đề sau:

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?

Hiện nay, đất nước mặt trời mọc tiếp nhận lao động Việt Nam qua hai hình thức là visa thực tập sinh cho lao động phổ thông và visa kỹ thuật viên cho các kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở nước ta.

Theo đó, xuất khẩu lao động Nhật Bản được xem là hình thức đưa lao động từ Việt Nam sang Nhật để làm việc theo các chương trình được ký kết giữa hai chính phủ.

2. Thực tập sinh là gì? Tu nghiệp sinh là gì?

Thực tập sinh là những người mang danh nghĩa của người lao động phổ thông sang Nhật Bản làm việc. Nơi làm việc của thực tập sinh là các xí nghiệp, nhà máy.

Tu nghiệp sinh là các lao động Việt Nam sang Nhật làm việc theo các chương trình tu nghiệp sinh. Chương trình này bắt đầu trước năm 2012. Từ sau năm này trở đi, chương trình được thay thế bằng thực tập sinh.

Do đó, xuất khẩu lao động Nhật Bản từ năm 2012 trở về trước được gọi là tu nghiệp sinh còn sau năm 2012 thì gọi là thực tập sinh.

3. Một số tên gọi bạn cần biết liên quan đến XKLĐ Nhật Bản

Nếu muốn xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhất định bạn phải biết một số từ và tên gọi phổ biến trong lĩnh vực này như sau:

  • XKLĐ (XKLD): xuất khẩu lao động
  • LĐTBXH (LĐTB&XH, LĐ-TB-XH): lao động thương binh xã hội
  • TTS: thực tập sinh
  • TNS: tu nghiệp sinh
  • TTSKN: thực tập sinh kỹ năng
  • DN: doanh nghiệp
  • NLĐ: người lao động
  • XNC: xuất nhập cảnh
  • Phái cử: đây là các công ty được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
  • Nghiệp đoàn: Đây là tên gọi chung của các đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản.

4. Mức lương đi XKLĐ Nhật Bản là bao nhiêu?

mức lương XKLĐ Nhật Bản

Hiện nay mức lương cơ bản đi XKLĐ Nhật Bản mà người lao động nhật được giao động từ 130.000-150.000 Yên tương đương với 22.500.000- 27.000.000 đồng/tháng.

Mức lương này chưa trừ tiền ăn uống và chưa tính cả việc làm thêm.

5. Làm thêm, tăng ca là nguồn thu tài chính rất lớn cho người lao động

Điều này hoàn toàn đúng. Theo các số liệu thống kê, trung bình mỗi tháng người lao động Việt tại Nhật làm từ 20 đến 21,5 ngày/tháng, mỗi ngày 8 tiếng. Do xứ sở hoa anh đào có nhiều ngày nghỉ do đó cơ hội để người lao động kiếm việc làm thêm tăng ca là điều dễ dàng.

6. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu những điều kiện gì?

Một trong những vấn đề phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là nắm vững các điều kiện của người đi xuất khẩu, bao gồm độ tuổi, trình độ học vấn,…

Cụ thể như sau:

  • Nam, nữ độ tuổi từ 18 – 35 tuổi
  • Ngoại hình:

Nam: cao 1,60m trở lên, nặng trên 50 kg

Nữ: cao 1,50m trở lên, nặng 45 kg trở lên

  • Đạt điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, HIV,….
  • Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
  • Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa từng xin visa vào Nhật Bản.
  • Người không chịu tiền án, tiền sự hay bị hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản, người bị cấm xuất ra nước ngoài.

7. Quy trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Quy trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật gồm các bước cụ thể như sau:

quy trình XKLĐ Nhật Bản

8. Những ngành nghề xí nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam

So với các quốc gia khác, thị trường lao động tại xứ sở hoa anh đào đa dạng các ngành nghề. Theo đó, người lao động có thể chủ động lực chọn ngành hay xí nghiệp mà mình thích. Cụ thể các ngành nghề như sau:

  • Nông nghiệp: 2 nghề, 6 công việc
  • Ngư nghiệp: 2 nghề, 9 công việc
  • Xây dựng: 22 nghề, 33 công việc
  • Chế biến thực phẩm: 9 nghề, 14 công việc
  • Dệt may: 13 nghề, 22 công việc
  • Cơ khí, kim loại: 15 nghề, 27 công việc
  • Ngành nghề khác: 13 nghề, 25 công việc

9. Thi tuyển đi XKLĐ Nhật có khó không?

Hiện nay, tỷ lệ học viên tham gia thi tuyển XKLĐ Nhật là 3 chọn 1. Các kỳ thi được diễn ra dưới sự giám sát của chủ xí nghiệp tại Nhật.

  • Vòng 1: Test IQ.
  • Vòng 2: Thi thể lực
  • Vòng 3: Phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp Nhật Bản.
  • Vòng 4: Thi tay nghề

10. Những lợi thế khi đi XKLĐ Nhật Bản là gì?

Sở dĩ hiện nay, nhiều người lựa chọn XKLĐ Nhật Bản vì những lý do say:

  • Chuyên môn và kỹ năng làm việc được nâng cao
  • Thu nhập ổn định
  • Khi về nước tăng cơ hội việc làm
  • Khả năng xuất khẩu cao, an toàn
  • Được đảm bảo tối đa các chế độ của người lao động
  • Hiện có nhiều cộng đồng người việt học tập, sinh sống tại đây

11. Tiền đặt cọc giữ chân khi đi XKLĐ Nhật được lấy lại khi nào?

Bộ lao động Thương binh và Xã hội đã ra quy định, các thực tập sinh kỹ năng khi sang Nhật phải đóng nộp khoản tiền 3000USD tại ngân hàng. Số tiền đặt cọc này được trả lại sau khi người lao động hết hợp đồng và trở về nước đúng thời hạn.

12. Chi phí đi XKLĐ Nhật Bản thế nào?

Một trong những vấn đề phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là chi phí. Theo đó, tùy thuộc vào mức lương theo hợp đồng cũng như các đơn giản, thời gian xuất cảnh mà mức chi phí này sẽ có sự chênh lệch khác nhau.

Xem khảo sát chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản chi tiết TẠI ĐÂY

13. Lý do lao động Nhật Bản về nước giữa chừng?

Được đánh giá là thị trường lao động tiềm năng với mức thu nhập ổn, chế độ phúc lợi tốt. Tuy nhiên, không ít lao động Nhật Bản phải về nước giữa chừng vì một số lý do như:

  • Sức khỏe không đảm bảo
  • Công việc không phù hợp
  • Trộm cắp dẫn tới bị trục xuất về nước
  • Gây mất trật tự công cộng
  • Đình công trong xí nghiệp,….

14. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Muốn xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch
  • Ảnh thẻ
  • Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, chứng minh thư
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy khám sức khỏe
  • Hộ chiếu
  • Bản cam kết của thực tập sinh và gia đình
  • Xác nhận nhân sự
  • Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ

15. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn công ty môi giới Xuất khẩu lao động Nhật

Để tránh tình trạng rơi vào bẫy lừa đảo của các công ty ma, người lao động cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn công ty môi giới xuất khẩu lao động Nhật. Theo đó, hãy lựa chọn những công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp phép. Ngoài ra, nên ưu tiên các công ty có số lượng xuất cảnh hàng năm lớn.

16. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không?

Điều kiện và thủ tục XKLĐ Nhật Bản lần 2

Câu trả lời là có. Hiện nay, nhiều ngành nghề của Nhật Bản đang thiếu nguồn nhân lực. Do đó, bên cạnh xây dựng thì các ngành nghề khác như cơ khí, nông nghiệp,..vẫn có thể gia hạn thêm hợp đồng nếu người lao động về nước đúng hạn. Thời gian trên 1 năm sẽ được phép quay trở lại Nhật thực tập thêm hợp đồng 2 năm mà không mất khoản chi phí nào.

17. Thủ tục vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản

Hiện nay các ngân hàng như Agribank, Vietinbank có các chương trình hỗ trợ vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản. Thủ tục vay vốn như sau:

  • Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
  • Người lao động phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
  • Khi làm xong thủ tục, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.

18. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có rủi ro thấp nhất khi nhập cảnh làm việc

So với các thị trường xuất khẩu lao động khác, lao động tại Nhật Bản vẫn được đánh giá cao và có mức rủi ro thấp nhất khi nhập cảnh làm việc. Dưới đây là một số dẫn chứng chứng minh:

  • Trong 4 thị trường xuất khẩu lao động truyền thống của Việt Nam thì thu nhập của người lao động tại Nhật là cao nhất
  • Làm việc tại Nhật Bản có chế độ phúc lợi tốt, công việc ổn định. Người lao động được đảm bảo về nơi ăn ở, sinh hoạt cũng như bảo hiểm
  • Sau khi trở về nước, người lao động được hoàn trả số tiền bảo hiểm lớn
  • Được nhiều tổ chức quản lý, bảo hộ

Một số câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất về xuất khẩu lao động Nhật Bản mà Trung tâm Du học Tây Nguyên chúng tôi đã tổng hợp và giải đáp:

1. Tiền chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?

Tiền chống trốn XKLĐ Nhật Bản

Tiền chống trốn xuất khẩu lao động Nhật Bản là số tiền mà người lao động bắt buộc phải nộp vào ngân hàng và cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu về việc hoàn thành đúng hợp đồng và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

2. Mắt cận bao nhiêu thì không đi được XKLĐ Nhật Bản?

Một trong những vấn đề cần phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là thị lực. Đây là yếu tố quan trọng và cần thiết. Theo đó, các chương trình XKLĐ tại Nhật cấp nhận thị lực của nam giới là từ 5/10 trở lên. Thị thực của nữ giới từ 4/10 trở lên.

3. Độ tuổi phù hợp nhất để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Điều kiện để đi XKLĐ Nhật Bản năm 2020 có quy định rõ, nam/ nữ độ tuổi từ 18 – 35 đủ điều kiện để xuất khẩu lao động. Trong đó, 19 – 30 tuổi được xem là độ tuổi đẹp nhất để đi XKLĐ Nhật Bản.

4. Có nên nghỉ học cao đẳng, đại học để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không?

có nên nghỉ học XKLĐ Nhật Bản

Hiện nay nhiều bạn sinh viên năm nhất, năm hai thường tỏ ra chán nản với việc học và băn khoăn liệu rằng có nên nghỉ học để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay không. Với những trường hợp này, chúng tôi khuyên các bạn cần bình tĩnh, xem xét thật kỹ.

Bởi bạn còn trẻ, thời gian đi xuất khẩu lao động còn dài. Do đó không cần phải nóng vội. Hãy xác định thật kỹ ước mơ, đam mê của mình, kế hoạch trong tương lai ra sao và đã chuẩn bị những gì để thực hiện nó,…

Còn nếu bạn vẫn muốn quyết tâm đi làm việc tại Nhật Bản thì vẫn có rất nhiều đơn hàng phù hợp với bạn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm để được tư vấn.

5. Chuẩn bị gì trước khi lên đường xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Trước khi lên đường xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy chuẩn bị thêm cho mình những hành trang sau:

  • Học tiếng Nhật đủ để giao tiếp cơ bản
  • Tìm hiểu cách giao tiếp của người Nhật trước khi lên đường xuất khẩu lao động

6. Làm việc tại Nhật được nghỉ những ngày nào trong năm?

Theo quy định của nước Nhật, mỗi năm toàn bộ người dân cũng như người lao động đang làm việc tại đất nước mặt trời mọc sẽ được nghỉ tổng cộng 15 ngày. Bao gồm những ngày sau:

  • Ngày mồng một Tết: Nghỉ từ ngày 30 đến hết ngày mồng 3 tết (theo lịch Dương)
  • Ngày lễ Thành niên: Thứ Hai của tuần thứ 2 của tháng 1
  • Ngày Quốc khánh: 11 tháng 2
  • Ngày Xuân phân 20 tháng 3
  • Ngày Chiêu Hòa: 29 tháng 4
  • Ngày Hiến pháp: mồng 3 tháng 5
  • Ngày lễ dân tộc mùng 4 tháng 5
  • Ngày thiếu nhi: mồng 5 tháng 5
  • Ngày của biển: thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 7
  • Tuần lễ Obon: Diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8
  • Ngày kính lão
  • Ngày thu phân: Ngày 23 tháng 9
  • Ngày thể dục thể thao: Chủ Nhật đầu tiên của tháng 10
  • Ngày Văn hóa: ngày 3 tháng 11 hàng năm
  • Ngày lễ cảm tạ người lao động: Diễn ra vào ngày 23 tháng 11
  • Ngày sinh nhật của Nhật hoàng: Ngày 23 tháng 12

7. Học cấp 2 có đi được xuất khẩu lao động Nhật Bản?

Hầu hết chương trình thực tập sinh tại Nhật đòi hỏi học viên phải tốt nghiệp cấp 3 trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây Nhật Bản tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam lớn, do đó có thể nhận lao động đã tốt nghiệp cấp 2.

8. Từng có tiền án có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Điều 21 Nghị định số: 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 quy định về điều kiện xuất cảnh của công dân Việt Nam. Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây công dân chưa được phép xuất cảnh:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm
  • Đang có nghĩ vụ chấp hành bản án hình sự
  • Đang chấp hành các bản án dân sự, kinh tế hoặc chờ giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

Do đó trường hợp từng có tiền án nhưng đã hoàn thành bản án theo quy định và không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh thì hoàn toàn có thể tham gia XKLĐ Nhật Bản.

9. Dệt may là ngành đi XKLĐ Nhật với mức phí thấp nhất và dễ đi nhất

XKLĐ ngành dệt may

Hiện nay, trong số các ngành đi XKLĐ tại Nhật Bản thì dệt may được đánh giá là ngành có mức phí thấp nhất và dễ đi nhất. Điều kiện XKLĐ ngành này như sau:

  • Nữ, tuổi từ 19-35.
  • Tốt nghiệp tối thiểu THCS.
  • Đã có chuyên môn, kinh nghiệm ngành may.
  • Đối với một số đơn tuyển nếu chưa có tay nghề sẽ được đào tạo.

10. Tối thiểu mỗi giờ làm việc tại Nhật Bản người lao động nhận được bao nhiêu?

Tính trung bình, xuất khẩu lao động tại Nhật Bản mỗi giờ nhận được từ 650 – 850 Yên/giờ. Yêu cầu 8 tiếng/ngày. Ngoài ra, tùy theo một số ngành nghề mà mức lương có thể thay đổi.

11. Từng bị gãy tay, gãy chân có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Việc xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về sức khỏe. Do đó, nếu từng bị gãy tay, gãy chân bạn phải chụp lại và các bác sĩ sẽ đánh giá mức độ. Nếu vết gãy chưa được xử lý tốt và vẫn còn dị tật thì bạn không thể tham gia.

12. Khi phỏng vấn với chủ xí nghiệp có nên khai đang có người thân làm việc tại Nhật?

Hiện nay, chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật không có quy định nào về việc người lao động bị ảnh hưởng khi có người nhà đang làm việc tại Nhật. Tuy nhiên, về góc độ xí nghiệp khi phỏng vấn họ thường ngại việc ứng viên có người nhà đang làm việc tại đây vì dẫn đến nhiều phát sinh rủi ro.

Do đó, tốt nhất khi phỏng vấn với xí nghiệp cần nói rõ, nếu để họ biết sau khi nhập cảnh sẽ đánh giá bạn là người thiếu trung thực.

13. Làm thế nào để được xí nghiệp Nhật Bản tăng lương cho bạn?

Khi làm quen với công việc và hoàn thành tốt những việc được giao, đa số các xí nghiệp tại Nhật sẽ tăng lương cho người lao động. Các xí nghiệp tại đây họ sòng phẳng về lương thưởng, do đó nếu mối quan hệ với chủ xí nghiệp tốt và làm việc đạt chất lượng cao, bạn hoàn toàn có thể được tăng lương.

14. Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề nào lương cao?

đơn hàng thu nhập cao

Ngành nghề nào có mức lương cao khi lao động tại Nhật là một trong những vấn đề phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hiện nay, đơn hàng cơ khí và xây dựng được xem là những ngành có lương cao nhất, phù hợp với các bạn nam.

15. Hình xăm ở vị trí kín có đi xuất khẩu lao động Nhật được không?

Người Nhật rất kỵ các hình xăm. Do đó, Khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật, nếu có bất cứ hình xăm dù là nhỏ hoặc ở vị trí kín thì trong quá trình khám sức khỏe, bệnh viện sẽ ghi trong form thông tin kết quả và loại khỏi chương trình.

16. Thời gian ngắn nhất có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật là bao lâu?

Tổng thời gian để người lao động có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật thường từ 3 – 7 tháng. Tuy nhiên, nếu thi không trúng tuyển thì thời gian này có thể kéo dài hơn.

17. Lao động Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh có gặp khó khăn gì khi đi xuất khẩu lao động Nhật?

Hiện nay, nhiều công ty xuất khẩu lao động tại Nhật không nhận lao động quê Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cùng một số tỉnh thành khác vì cho rằng lao động tại các khu vực này có tỷ lệ trốn cao. Tuy nhiên, phía nhà nước không có thông tin chính thức nào về việc hạn chế người lao động của các tỉnh này đi xuất khẩu tại Nhật.

18. Điều kiện cơ bản khi đi xuất khẩu lao động Nhật ngành cơ khí

XKLĐ ngành cơ khí

Ngành cơ khí bao gồm nhiều lĩnh vực và một số không yêu cầu tay nghề. Còn lại các lĩnh vực tuyển nhiều như hàn và tiện thì lại bắt buộc yêu cầu tay nghề cao và kinh nghiệm làm việc trong thời gian dài.

19. Tự ý phá bỏ hợp đồng lao động với xí nghiệp Nhật Bản bị phạt thế nào?

Việc tự ý phá bỏ hợp đồng lao động với xí nghiệp Nhật Bản bạn sẽ phải chịu mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng (Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

20. Hủy đơn hàng đi Nhật có lấy lại được tiền không?

Nếu hủy đơn hàng đi Nhật xuất phát từ phía thực tập sinh, thì thực tập sinh phải chịu trách nhiệm với công ty và chủ xí nghiệp Nhật Bản. Toàn bộ khoản phí đã đóng sẽ không được hoàn trả lại vì nó phải bù vào phí ăn ở, đi lại, phí bồi thường hợp đồng….

21. Có giấy gọi nhập ngũ có được tham gia chương trình xuất khẩu lao động không?

Theo quy định, nếu có giấy gọi nhập ngũ thì các nam công dân Việt Nam phải tham gia nghĩa vụ. Tuy nhiên, một số địa phương hiện nay nếu người lao động đang tham gia chương trình làm việc ở nước ngoài sẽ được ưu tiên hoãn nghĩa vụ quân sự.

22. Đã lập gia đình, có con có đi xuất khẩu lao động được không?

Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản

Đã lập gia đình hay có con không ảnh hưởng đến việc đăng ký XKLĐ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này sẽ tác động một phần vào kết quả đánh giá của nhà tuyển dụng.

Trên đây là tổng hợp những vấn đề phải biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể liên hệ với Công ty tư vấn Du học Tây Nguyên theo hotline: 0912 747 347 – 0923 47 8888 để được giải đáp.

0912747347